image banner
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA XÃ TÂN BÌNH

Truyền thống văn hóa
 

 

* Đặc điểm Văn hóa

- Phong tục tập quán:

  Những lễ nghi, phong tục đời thường như tang chế, cưới xin, tết nhất, đầy tháng, đầy năm… ở xã  Tân Bình Tân Trụ về cơ bản cũng giống như các địa phương khác ở Long An và Nam Bộ.

  Ngày nay, chế độ phong kiến, gia trưởng bị xã hội lên án, nên văn hóa ứng xử của người xã  Tân Bình Tân Trụ trong gia đình và ngoài xã hội đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản của gia đình như tình thương yêu ruột thịt, tinh thần đùm bọc, cưu mang lẫn nhau, những nét đẹp truyền thống như hiếu khách, tình bạn cao cả, thủy chung, lối sống có nghĩa, có tình cùng với các phong tục tập quán tốt đẹp vẫn được người Tân Trụ bảo tồn, kế thừa và phát triển để xây dựng một xã hội mới ngày một văn minh, tiến bộ hơn.

+ Tín ngưỡng dân gian:

  Ở xã  Tân Bình huyện Tân Trụ, người Việt là thành phần chủ yếu trong cộng đồng, vì thế tín ngưỡng dân gian chủ yếu là tín ngưỡng của người Việt.

  Những dòng họ đầu tiên đến khai phá đất xã  Tân Bình huyện Tân Trụ còn lưu lại tập quán truyền thống cúng “việc lề” hoặc “giỗ hội”. Mỗi kiến (cánh) họ có nghi thức và thời gian cúng việc lề khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là vào tháng Giêng âm lịch. Lễ cúng việc lề thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã có công lao khai cơ mở đất, có tác động kết chặt tình thân giữa những người trong cùng một cánh họ.

  Với quan niệm “sinh vi tướng, tử vi thần”, nhân dân xã  Tân Bình, Tân Trụ duy trì tín ngưỡng thờ cúng những bậc anh hùng, công đức. Tiêu biểu cho loại tín ngưỡng này là lệ cúng giỗ anh hùng dân tôc Nguyễn Trung Trực vào ngày 11,12 tháng 9 âm lịch hàng năm diễn ra tại di tích Vàm Nhựt Tảo

  Sự ra đời của ngôi đình đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của cư dân xã  Tân Bình,Tân Trụ trong quá trình khai hoang lập ấp. Hàng năm, các đình làng xã  Tân Bình đều tổ chức cúng tế 3 hoặc 4 lần vào các dịp Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và Cầu bông. Mục đích của những lễ nghi nông nghiệp này là cầu cho Quốc thới dân an, mùa màng tươi tốt. Ở xã  Tân Bình hiện còn tồn tại 05 ngôi đình của các ấp xưa, đa số được xây dựng vào thế kỷ XIX, trong đó có 2 đình còn giữ được sắc thần do vua Tự Đức ban vào năm 1852 đình Tân Minh ấp 3 và đình An Lái ấp 4

  Bên cạnh những tín ngưỡng dân gian của người Việt, ở một vài nơi trên xã Tân Bình còn có tín ngưỡng của người Hoa. Điều này thể hiện qua một số cơ sở thờ tự tôn giáo như chùa Ông thuộc cụm di tích chùa Ông – đình thần Nhựt Tảo

+ Các tôn giáo chủ yếu ở xã Tân Bình,  Tân Trụ:

- Phật giáo:

  xã Tân Bình có 3 chùa và 01 tịnh thất với …..tín đồ được xây dựng hồi đầu thế kỷ XX đến năm 1973. Phật giáo đã theo chân những nhóm di dân từ miền Trung đến xã Tân Bình,Tân Trụ và đóng vai trò là nguồn an ủi tinh thần, giúp cho cư dân nơi đây vượt qua những khó khăn thử thách để đứng vững trên vùng đất mới.

  Phật giáo nói chung là thích nghi và hòa hợp với nếp sống của dân tộc. Vì thế, nhân dân  xã Tân Bình, Tân Trụ ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo như: luân hồi, nhân quả, niết bàn… Một số phong tục tập quán ở xã Tân Bình,Tân Trụ như cúng rằm, ăn chay, kiêng kỵ, không sát sinh, đi chùa lễ Phật… đều liên quan chặt chẽ đến Phật giáo.

tổng số tín đồ phật giáo hiện nay 880 tín đồ

 

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh